Khử mặn là giảm hàm lượng muối trong nước đến trị số thỏa mãn yêu cầu đối với nước dùng cho ăn uống.
Khử muối là giảm lượng muối hòa tan trong nước đến nồng độ bằng một vài mg hay một vài phần mười mg trong một lít gọi là khử muối.
Các phương pháp khử mặn: Chưng cất, đóng băng, điện phân, lọc nước qua màng bán thấm, chiết ly, trao đổi ion.
Các phương pháp khử muối: Chưng cất trong các thiết bị bốc hơi, trao đổi ion, điện phân trong chậu điện giải nhiều ngăn, lọc qua màng bán thấm.
Khi chọn phương pháp khử mặn và khử muối cần phải tính đến: hàm lượng muối của nước nguồn, công suất yêu cầu của trạm khử muối hay khử mặn.
Xử lý nước nhiễm mặn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nuôi trồng, sản xuất nước đá, sản xuất nước uống đóng bình đóng chai, cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước ăn uống …

1. TÍNH CHẤT NGUỒN NƯỚC:
– Loại nước nhiễm mặn: Nước giếng khoan nhiễm mặn, nước sông nhiễm mặn
– Các chỉ tiêu cần xử lý:
STT |
TÊN CHỈ TIÊU |
ĐƠN VỊ |
KẾT QUẢ |
YÊU CẦU |
01. |
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) |
ppm |
5.000 -10.000 |
≤ 250 |
02. |
pH |
– |
7.6 |
6.5-8.0 |
2. ỨNG DỤNG
– Xử lý nước nhiễm mặn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nuôi trồng, sản xuất nước đá, sản xuất nước uống đóng bình – đóng chai, cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước ăn uống …
3. CHỌN GIẢI PHÁP:
– Đối với nước sông sau lắng: Lọc tạp chất và công nghệ thẩm thấu ngược (R.O).
– Đối với nước giếng khoan: Khử sắt lọc tạp chất và công nghệ thẩm thấu ngược (R.O).
– Thiết kế hệ thẩm thấu ngược (R.O) theo tiêu chuẩn công nghệ cao của USA.
– Tích hợp định lượng hóa chất chống bám cáu cặn.
– Tích hợp chức năng C.I.P định kỳ cho hệ thống.
– Tích hợp định lượng ổn định pH thành phẩm từ 6.5- 8.5.
3.1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
3.2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ:
– Với nguồn nước sông: Nước sông sau khi được khai thác, keo tụ, lắng và khử trùng sẽ được bơm tăng áp đưa qua thiết bị lọc tạp chất. Tại đây cặn lơ lửng trong nước sẽ được giữ lại trên các lớp vật liệu lọc của thiết bị nhờ công nghệ lọc sâu đa tầng và cho nước sạch vào bồn chứa trung gian.
– Đối với nguồn nước giếng khoan: Nước giếng khoan sẽ được chứa vào bồn chứa nguồn sau khi khai thác, sau đó được bơm tăng áp đưa qua thiết bị khử sắt, lọc tạp chất. Tại đây cặn lơ lửng, phèn sắt có trong nước sẽ được giữ lại trên các lớp vật liệu lọc của thiết bị nhờ công nghệ lọc sâu đa tầng và vật liệu xử lý phèn sắt chuyên dụng. Sau đó nguồn nước sạch vào bồn chứa trung gian.
– Nước từ bồn chứa trung gian sẽ được bơm tăng áp và các thiết bị trong Module của hệ thống thẩm thấu ngược R.O với công nghệ cao của USA. Thực chất của phương pháp này là: lọc nước qua màng bán thấm đặc biệt bằng axetyl xenlulo. Màng chỉ cho nước đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước được giữ lại. Để lọc được nước qua màng này phải tạo ra một áp lực dư ngược với hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu, nghĩa là tạo ra áp lực dư trong nước nguồn cao hơn áp lực thẩm thấu của nước qua màng, để nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu. Nước sau khử muối sẽ được chứa vào bồn thành phẩm và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
– Ngoài ra, hệ thống còn tích hợp Hệ Thống Hóa Chất Chống Bám Cáu Cặn giúp bảo vệ & tăng tuổi thọ cho màng RO.
– Tích hợp hệ thống định lượng Caustic Soda giúp trung hòa pH trong khoảng cho phép.
– Hệ thống còn tích hợp chức năng C.I.P giúp súc rửa màng định kỳ khi màng RO bị nghẹt.
Liên hệ với Công ty Cổ phần Greenhouses Việt Nam để tìm hiểu và lắp đặt ngay hệ thống lọc nước nhiễm mặn – Hotline: 0936 649 656
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.