Ô nhiễm nguồn nước – Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và cách bảo vệ

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Ô nhiễm nguồn nước được giải thích là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như các chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải các khu công nghiệp chưa qua xử lý, chất thải sinh hoạt. Tất cả có thể gây nên những mầm bệnh những tác hại đến đời sống. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, các loài động vật hay thực vật khác.

Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước. Nguồn nước đó không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Các tiêu chuẩn nước sinh hoạt vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nó có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp. Các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại. Các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh
trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất.

Trong tự nhiên nước tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như nước cống, nước ở các sông hồ. Hoặc tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác. Các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Các dạng của ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Đó là sự ô nhiễm do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước những chất thải bẩn, các sinh vật có hại hay cả những xác chết của các sinh vật khác làm ô nhiễm nguồn nước của chúng ta.

Ô nhiễm nguồn nước nguồn gốc nhân tạo: Đó là do quá trình thải các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý vào môi trường, các chất độc hại từ phân bón, thuốc trừ sâu, các chất thải sinh hoạt hay do các phương tiện giao thông vào môi trường nước gây nên hiện tượng ô nhiễm nước trầm trọng.

Theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm người ta còn chia thành ô nhiễm nước vô cơ và hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, sinh học hay ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Ngoài ra, còn có ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm biển.

Nếu xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng. Thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Vì vậy chúng ta cần nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm nguồn nước từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngành công nghiệp ngày càng phát triển tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn nước bị ô nhiễm do nguyên nhân này là rất lơn.

Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.

Ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sinh hoạt

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung. Nước thải được xả trực tiếp ra sông, hồ, kênh, mương. Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải. Phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước bệnh viện.  Một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao…

Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với con người

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nguồn nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Nước nhiễm kim loại nặng: Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.

Các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra các bệnh tả, thương hàn và bài liệt. Một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá.

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với sinh vật sống dưới nước

Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của việc ô nhiễm nguồn nước chính là hình ảnh cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao hồ nuôi. Vì nước được xem như môi trường sống của các loài thủy sản, nên cũng như con người, khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ không thể phát triển hoặc chết.

Với tình trạng nước bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay cũng đã báo lên hồi chuông báo động đến sức khỏe của con người vì khi môi trường nuôi cá bị nhiễm độc từ rác thải sinh hoạt hay chất thải công nghiệp, cá cũng sẽ bị nhiễm độc. Việc sử dụng cá nhiễm độc sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Môi trường đang dần bị hủy hoại bởi hoạt động của con người
Môi trường đang dần bị hủy hoại bởi hoạt động của con người

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối với thực vật

Việc sử dụng quá nhiều các thuốc hóa học, phân bón các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp dần dần làm nguồn nước tại các nơi đây bị ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến tình trạng cây trồng chết hay không lớn được gây nên những thiệt hại về kinh tế đối với người dân nước ta.

Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự sống của chúng ta bằng các biện pháp thiết thực. Đây không phải là vấn đề của riêng một cá nhân nào mà là của toàn xã hội và của toàn nhân loại.

Một số biện pháp bảo vệ nguồn nước

Giữ sạch nguồn nước: Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

Tiết kiệm nước sạch: Giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc riêng. Nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.